Hồi 13 giờ ngày 06/10/2021, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
hình ảnh về áp thấp nhiệt đới ngày 06/10/2021
Theo Công điện số 15/CĐ-PCTT hồi 16 giờ 10 phút ngày 06/10/2021 của Trưởng Ban ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh.
Hồi 13 giờ ngày 06/10/2021, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 07/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,0 đến 115,5 độ Kinh Đông.
Dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên từ 06/10 đến ngày 08/10, ở khu vực Bình Định có mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến: Từ 70-120mm, có nơi trên 150mm ở các huyện, thị xã, thành phố phía Nam tỉnh (Tây Sơn, Vân Canh, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tp Quy Nhơn); từ 100-200mm, có nơi trên 250mm ở các huyện, thị xã phía Bắc tỉnh (Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Hoài nhơn, Phù Mỹ).
Để chủ động ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, mưa lớn diện rộng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN Phòng thủ dân sự Sở Xây dựng Bình yêu cầu Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khẩn trương thực hiện ngay một số nội dung sau:
- Theo dõi thường xuyên, chặt chẽ mọi diễn biến của thời tiết, tình hình khí tượng thủy văn và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo của tỉnh về Phòng chống thiên tai; kịp thời triển, khai thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy; lực lượng; vật tư, phương tiện; hậu cần) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả), nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai; không trông chờ, ỷ lại vào lực lượng, phương tiện điều động chi viện của cấp trên.
- Tùy theo diễn biến của mưa, bão, phân công cán bộ chỉ huy, lực lượng tự vệ và lực lượng thanh niên xung kích trực tại chỗ 24/24 giờ, để kịp thời xử lý các tình huống xấu xảy ra. Duy trì thường xuyên hệ thống thông tin liên lạc giữa các thành viên Ban chỉ đạo với các cán bộ công chức, viên chức của Sở.
- Đối với các công trình đang thi công xây dựng: Yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận. Đối với các thiết bị có chiều cao lớn như (cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị trên cao…) khi có thiên tai xảy ra phải có các biện pháp vận hành an toàn được các cơ quan chức năng xác nhận.
- Đối với công trình dạng tháp, trạm thu phát sóng viễn thông: Yêu cầu chủ quản lý, sử dụng thực hiện kiểm định và bảo trì theo quy định, phải tổ chức lập phương án, kiểm tra, đánh giá và có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão; có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi cần thiết.
Đính kèm Công điện số 15/CĐ-PCTT ngày 06/10/2021 của Trưởng Ban ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh

Tác giả bài viết: Tung-VP