Quy định tiêu chí, thủ tục xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Thứ ba - 23/05/2023 14:27
Ngày 23/05/2023, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-UBND Ban hành Quy định tiêu chí, thủ tục xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:
Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
  Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định tiêu chí, thủ tục xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh phục vụ việc phân loại đô thị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quy định tiêu chí  
Tiêu chí đánh giá Tuyến phố văn minh đô thị gồm:
1. Tiêu chí về kiến trúc cảnh quan.
2. 
Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật.
3. 
Tiêu chí về vệ sinh môi trường.
4. 
Tiêu chí về trật tự đô thị và an toàn giao thông.
Điều 4. Nguyên tắc đánh giá, chấm điểm
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (gọi tắt Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập Tổ thẩm định để đánh giá tiêu chí công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn quản lý. Thành phần Tổ thẩm định gồm: đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của các tiêu chí đánh giá tại Điều 3 Quy định này (gọi tắt là cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp huyện); đại diện Ủy ban nhân dân các phường, thị trấn; đại diện đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp có liên quan.
2. 
Việc đánh giá tuyến phố văn minh đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm, điểm đánh giá là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí. Tuyến phố văn minh đô thị đủ điều kiện được công nhận khi tổng số điểm các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.
3. 
Thời hạn công nhận: 02 năm, kể từ ngày ký Quyết định công nhận.
Điều 5. Thủ tục xét công nhận
1. Trình tự, cách thức thực hiện:
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn (trường hợp tuyến phố văn minh đô thị nằm trên địa bàn quản lý từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan chuyên môn cấp huyện) thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan chuyên môn cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Tổ thẩm định để tổ chức đánh giá tuyến phố văn minh đô thị. Thành phần Tổ thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định này. Tổ thẩm định tổ chức kiểm tra, lập Biên bản đánh giá, chấm điểm tuyến phố văn minh đô thị trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng tuyến phố văn minh đô thị của Tổ thẩm định.
2. Thành phần hồ sơ, gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị.
b) Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng tuyến phố văn minh đô thị theo các tiêu chí tại Điều 3 của Quy định này.
c) Biên bản đánh giá, chấm điểm của Tổ thẩm định.
d) Biên bản lấy ý kiến và cam kết thực hiện của người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên tuyến phố.
e) Các hình ảnh liên quan đến kết quả xây dựng tuyến phố văn minh đô thị.
3. Thẩm quyền:
a) Cơ quan thực hiện: Cơ quan chuyên môn cấp huyện.
b) Cơ quan quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Điều 6. Thu hồi Quyết định công nhận
1. Trường hợp các tuyến phố văn minh đô thị đã được công nhận, nhưng quá trình thực hiện có vi phạm, không đảm bảo các tiêu chí quy định tại Điều 3 của Quy định này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo đến đơn vị (Ủy ban nhân dân phường, thị trấn) nơi đề nghị công nhận được biết và thu hồi Quyết định công nhận tuyến phố văn minh đô thị. Sau khi đơn vị hoàn chỉnh những nội dung còn tồn tại, hạn chế sẽ tiếp tục đề nghị công nhận lại tuyến phố văn minh đô thị cho năm tiếp theo.
2. Thủ tục công nhận lại thực hiện theo Điều 5 của Quy định này.
Điều 7. Trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện
1. 
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; định kỳ hàng năm rà soát, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy định này; kịp thời xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc (nếu có); trường hợp vượt thẩm quyền tham mưu đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
2. 
Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị phối hợp theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức, triển khai thực hiện theo đúng Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Xây dựng và ban hành kế hoạch công nhận tuyến phố văn minh đô thị giai đoạn 05 năm và hàng năm cho các đô thị và tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời, tổ chức đánh giá, công nhận tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn quản lý theo đúng Quy định này.
b) Chịu trách nhiệm tổ chức và duy trì việc thực hiện các tiêu chí tuyến phố văn minh đô thị trên các tuyến phố đã được công nhận.
c) Thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm về quản lý tuyến phố văn minh đô thị theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý trật tự đô thị, quản lý xây dựng và đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch đề ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện xây dựng tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn.
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện xây dựng tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành
tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai thực hiện.
đ) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện việc xét duyệt, công nhận tuyến phố văn minh và tình hình triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý, gửi về Sở Xây dựng hoặc khi có yêu cầu.
4. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn:
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chí quy định tại Điều 3 Quy định này để được công nhận tuyến phố văn minh đô thị.
b) Tổ chức rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét công nhận tuyến phố văn minh đô thị gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, công nhận.
c) Tổ chức kiểm tra xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về quản lý tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn quản lý.
d) Kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý, giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện xây dựng tuyến phố văn minh đô thị; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình triển khai thực hiện trên địa bàn.
đ) Đối với các tuyến phố văn minh đô thị đã được công nhận sau 02 năm: tổ chức rà soát, đánh giá lại các tiêu chí theo quy định, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, công nhận lại; thủ tục xét công nhận thực hiện theo Điều 5 của Quy định này.
Điều 8. Kinh phí thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động sắp xếp, bố trí, huy động kinh phí thực hiện theo quy định.
Điều 9. Điều khoản thi hành
1. Những quy định có liên quan không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng bằng văn bản để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. 
 

 

Tác giả bài viết: P.QLN&PTĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay9,507
  • Tháng hiện tại797,795
  • Tổng lượt truy cập59,841,486
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây