CHÀO MỪNG NGÀY ĐÔ THỊ VIỆT NAM 08-11

Thứ ba - 09/11/2021 16:38
Ngày 08/11 hàng năm là “Ngày đô thị thế giới”, nhiều hoạt động được tổ chức để nhấn mạnh vai trò các thành phố trong phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu. Từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 8/11 hàng năm là “Ngày đô thị Việt Nam” nhằm tôn vinh các đô thị và nhấn mạnh vai trò trung tâm tạo động lực tăng trưởng kinh tế của các đô thị.
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Ngày 08/11/2021, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Hiệp hội các Đô thị Việt Nam (ACVN), Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) và Diễn đàn đô thị Việt Nam (VUF) cùng với Diễn đàn đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo Chào mừng “Ngày đô thị Việt Nam 08-11 Đô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên thai, dịch bệnh. Tham dự Hội thảo còn có UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền các đô thị, các hội nghề nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia đến tham dự Hội thảo.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã có Bài phát biểu khai mạc Chào mừng “Ngày đô thị Việt Nam 08-11 như sau:
Trong gần 35 năm qua, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, hệ thống đô thị được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh, đến nay đã đạt khoảng 40%, với 870 đô thị phân bố tương đối đều trên cả nước. Đô thị hóa đã từng bước gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một trong những nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước. Khu vực đô thị không chỉ tạo ra tăng trưởng GDP mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch mô hình tăng trưởng trong dài hạn; đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo và y tế; từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó, phát triển đô thị tại Việt Nam còn một hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng chưa hiệu quả, gây phát thải lớn. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Đây là những thách thức lớn, đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đôthị hiện nay.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, triển khai nhiều đề án, chương trình cho giai đoạn 2021-2030 như: Kế hoạch phát triển đô thị thông minh bền vững (Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018); Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021); Kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc (Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021). Sắp tới, sẽ có chỉ đạo ở cấp cao nhất, đó là Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Từ nghị quyết này, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng những chính sách phát triển đô thị, tái thiết đô thị và dành nguồn lực xứng đáng cho công tác này.
Để phát triển hệ thống đô thị theo hướng nâng cao chất lượng, góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP 26, cần xây dựng một mô hình phát triển đô thị phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững. Theo đó, dịp kỷ niệm Ngày Đô thị hôm nay chắc chắn sẽ là cơ hội để chúng ta cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
Về tình hình phát triển đô thị tỉnh Bình Định: Đến nay, hệ thống đô thị tỉnh Bình Định có 17 đô thị, được chia thành 2 cấp: đô thị cấp tỉnh và đô thị cấp huyện trong đó: 03 đô thị cấp tỉnh là thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn và 13 đô thị cấp huyện gồm 09 thị trấn huyện lỵ và 04 đô thị chuyên ngành thuộc huyện (đạt chuẩn đô thị loại V nhưng chưa công nhận là thị trấn thuộc huyện). Đô thị hóa tỉnh Bình Định có tỷ lệ đô thị hóa năm 2021 là 46,1% trên mức trung bình cả nước (tỷ lệ 40,4%). Đến năm 2025, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bình Định đạt 52,8%.
 

Tác giả bài viết: P.QLN&PTĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập435
  • Máy chủ tìm kiếm96
  • Khách viếng thăm339
  • Hôm nay60,675
  • Tháng hiện tại2,967,616
  • Tổng lượt truy cập47,612,727
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây