Kế hoạch thực hiện các giải pháp khắc phục để nâng cao chỉ số CCHC (PAR Index), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và các giải pháp cải thiện Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật của Sở Xây dựng

Thứ năm - 28/04/2022 12:00
Để triển khai thực hiện khắc phục, nâng cao các chỉ số CCHC và cải thiện vị trí xếp hạng của Sở Xây dựng trong năm 2022 so với năm 2021 và triển khai thực hiện Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh về cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2022 và các Công văn của UBND tỉnh chỉ đạo liên quan đến công tác CCHC trong năm 2022.
Kế hoạch thực hiện các giải pháp khắc phục để nâng cao chỉ số CCHC (PAR Index), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và các giải pháp cải thiện Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật của Sở Xây dựng
       Ngày 27/4/2022, Giám đốc Sở Xây dựng đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-SXD về việc thực hiện các giải pháp khắc phục để nâng cao chỉ số CCHC (PAR Index), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và các giải pháp cải thiện Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật. Mục đích nhằm xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, Thanh tra Sở và Văn phòng Sở, Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng (các phòng, đơn vị), đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung, tiến độ thời gian, đề ra giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ quan;
      Trong năm 2021, Sở đã triển khai công tác cải cách hành chính một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên cơ sở bám sát Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính tỉnh để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành. Công tác cải cách hành chính được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Kết quả đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ UBND tỉnh giao.
     Theo kết quả đánh giá, Sở Xây dựng đã có chuyển biến trong công tác cải cách hành chính nên có sự cải thiện so với năm 2020. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá các tiêu chí thành phần, một số nội dung đạt được kết quả chưa cao.
     Trên cơ sở rà soát, đánh giá các nguyên nhân, Kế hoạch trên đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể và 11 giải pháp cụ thể, như sau: 
       1. Các giải pháp chung:
       - Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
       - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính:
       - Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính:
       - Thực hiện nghiêm công tác báo cáo:
       - Tăng cường quán triệt công chức, người lao động thực hiện nghiêm Quy định quy tắc ứng xử của công chức, người lao động Sở Xây dựng trong hoạt động công vụ, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và công tác tiếp công dân; chấn chỉnh thái độ phục vụ của công chức, người lao động nhất là công công chức tiếp nhận hồ sơ. Cần có phương pháp làm việc khoa học, nhanh gọn, hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, rõ ràng, niềm nỡ để người dân được hiểu. Hạn chế thời gian chờ đợi trong khi nộp hồ sơ của người dân.
       - Nâng cao năng lực công chức tiếp nhận hồ sơ, khắc phục tình trạng nộp hồ sơ nhiều lần hoặc người dân nộp hồ sơ rồi, mà công chức phòng chuyên môn phải hướng dẫn, yêu cầu bổ sung hồ sơ.
       - Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính, tham nhũng, tiêu cực và gây phiền hà cho nhân dân.
       - Kiên quyết thực hiện trả hồ sơ bằng văn bản trong 5 ngày đầu tiếp nhận, đối trường hợp hồ sơ không đạt chất lượng, công chức phòng chuyên môn hạn chế gọi điện thoại, làm việc với tư vấn, nhà đầu tư, mọi hoạt động về thủ tục hồ sơ đều thông qua bộ phận một cửa.
       - Chấm dứt tình trạng đăng ký trước số, ngày văn bản trả kết quả giải quyết TTHC, giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định.
       - Tăng cường trả lời kịp thời các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị củatổ chức công.
       - Nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; đẩy mạnh dịch vụ chứng thực điện tử và sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đảm bảo cung cấp và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
       Các nhiệm vụ cụ thể đã được cụ thể hóa trong Phụ lục đính kèm Kế hoạch trên (có văn bản đính kèm).

Tác giả bài viết: Thanh Quang - VPS

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay1,411
  • Tháng hiện tại964,579
  • Tổng lượt truy cập39,903,825
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây