Hướng dẫn phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2021 trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 14/09/2021 11:42
Sở Xây dựng hướng dẫn người dân thực hiện việc giằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn trong mùa mưa, bão năm 2021, cụ thể như sau:
Thong bao
Thong bao
1. Hướng dẫn người dân thực hiện việc giằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn với một số giải pháp như sau:
a) Giảm thiểu tốc mái lợp tôn, fibroximăng bằng bao cát (chịu được bão cấp 10):
Đối với nhà có độ dốc mái lớn, dùng các bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15-20kg, nối với nhau bằng dây và đặt vắt qua mái nhà, sao cho các bao cát nằm sát trên đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm lợp. Khoảng cách giữa các bao cát là 1,5m ở vùng giữa mái và 1,0m ở xung quanh. Tốt nhất đặt gần các xà gồ hoặc vì kèo. (Xem minh họa - Hình 1)
                                                             Hình 1. Giảm thiểu tốc mái nhà có độ dốc lớn bằng bao cát
Đối với nhà có độ dốc mái nhỏ, làm tương tự như trên nhưng không cần dùng dây nối các bao cát lại với nhau. (Xem minh họa Hình 2)
                                                       Hình 2. Giảm thiểu tốc mái nhà có độ dốc nhỏ bằng bao cát
b) Giảm thiểu tốc mái lợp tôn, fibro xi măng bằng thanh nẹp:
Đặt lên mái các thanh nẹp (có thể dùng thép góc L, thanh tròn đường kính 14, gỗ cây,...) cách nhau khoảng 1,5m đến 2,0m, tại mép chồng lên giữa hai tấm lợp. Đục lỗ tại đỉnh mút tấm lợp, dùng dây thép đường kính 2mm buộc thanh nẹp vào xà gồ (đòn tay). Dùng vữa xi măng hoặc keo chống dột để bịt lỗ đục tấm lợp. (Xem minh họa Hình 3, Hình 4)
                                                   Hình 3. Giảm thiểu tốc mái tôn, fibrôximăng bằng thành nẹp
                                                                                  Hình 4. Chi tiết nối buộc
c) Giảm thiểu tốc mái lợp ngói bằng chèn vữa:
Buộc chặt vì kèo, đòn tay, rui, mè với nhau bằng dây thép đường kính 1-2mm (có thể đóng đinh), sau đó chèn vữa ximăng-cát (tỷ lệ1:3) gắn các viên ngói ở 3-4 hàng ngói xung quanh mái; xây con lươn mái (trên nóc, dọc phần giáp tường). (Xem minh họa Hình 5, Hình 6, Hình 7)
                                                               Hình 5. Giảm thiểu tốc mái ngói bằng chèn vữa
                                                     Hình 6. Xây con chạch và chèn vữa ximăng-cát gắn các viên ngói
                                                       Hình 7. Xây con lươn bờ nóc mái và dọc phần giáp tường
d) Giảm thiểu tốc mái, đổ nhà bằng giằng chữ A kết hợp dây neo xuống đất:
- Đối với nhà mái lợp tôn, firo ximăng:
Đặt các thanh chặn ngang bằng cây (gỗ, thép) lên mái cách nhau khoảng 1,0m; đặt tiếp các giằng chữ A (đỉnh chữ A nằm ở đỉnh nơi tiếp giáp giữa hai mái nhà) cách nhau khoảng 2,5m lên thanh chặn. Cột thanh chặn vào thanh giằng bằng dây thép (hoặc các loại dây khác). Sau đó dùng dây thép hoặc dây thừng, chão neo giằng chữ A vào các cọc cây đóng sâu xuống đất khoảng 1-1,5m. (Xem minh họa Hình 8, Hình 9)
                                            Hình 8. Giằng chữ A kết hợp dây neo đối với mái lợp tôn, fibro ximăng
                                                    Hình 9. Giằng chữ A neo trực tiếp đối với mái lợp tôn, fibro ximăng
- Đối với nhà mái lá
Đặt tấm phên, liếp hoặc lưới mắt cáo lên mái trước khi thực hiện tương tự như trên (Xem minh họa Hình 10, Hình 11)
                                                     Hình 10.Giằng chữ A kết hợp với dây neo đối với nhà mái lá
                                             Chi tiết nút buộc              Con sò bằng tre gốc               Cọc neo bằng tre dài 1-1,5m
                                                                    Hình 11.Chi tiết giằng buộc đối với nhà mái lá
đ) Bịt kín cửa và khe hở chống gió lùa vào nhà
Cài chặt chốt cửa ra vào, cửa sổ, neo cửa bằng đòn cây vào tường nhà để phòng gió giật làm bung cửa; dán cửa kính bằng băng keo dính bản rộng để giảm thiểu vỡ kính; bịt các khe hở giữa đỉnh tường và mái, các lỗ thông gió tường đầu hồi và trên cửa. (Xem minh họa Hình 12)
                                                                     Hình 12.Giằng chống cửa đi, cửa sổ
Ngoài ra, phải kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường đối với các công trình panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao.
2. Đối với các công trình đang thi công xây dựng: Yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận; đặc biệt công tác bảo đảm an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị trên cao trong mùa mưa bão.
3. Đối với công trình dạng tháp, trụ BTS: Yêu cầu chủ quản lý, sử dụng thực hiện kiểm định và bảo trì theo quy định tại Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 25/01/2017 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình; kiểm tra, đánh giá và có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão; có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi cần thiết.
Đính kèm Văn bản số 2536/SXD-QLN&PTĐT ngày 27/10/2020; Văn bản 1814/SXD-QLN&PTĐT ngày 20/7/2021; Hướng dẫn phân loại nhà an toàn – Bộ Xây dựng.

      

Tác giả bài viết: P.QLN&PTĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay11,364
  • Tháng hiện tại1,037,890
  • Tổng lượt truy cập58,647,959
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây