Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ đến năm 2035
Thứ ba - 02/01/2024 21:06
UBND huyện Phù Mỹ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ đến năm 2035 tại Quyết định số 10478/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 với các nội dung chính như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ đến năm 2035. 2. Vị trí, phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch: a) Vị trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ; có giới cận cụ thể như sau: + Phía Nam giáp: xã Mỹ Trinh. + Phía Bắc giáp: xã Mỹ Lợi và thị trấn Bình Dương. + Phía Đông giáp: xã Mỹ Thọ. + Phía Tây giáp: xã Mỹ Lộc và Mỹ Trinh. b) Quy mô lập quy hoạch: - Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 3.558,01 ha. - Quy mô dân số hiện trạng năm 2022 khoảng 8.041 người; dự báo đến năm 2030 khoảng 8.200 người và năm 2035 khoảng 8.300 người. 3. Tính chất, mục tiêu quy hoạch: - Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt; xã Mỹ Phong thuộc phân vùng I theo phân vùng phát triển của đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; là vùng phát triển đô thị, nông nghiệp và du lịch sinh thái. - Là xã nằm trên hành lang kinh tế QL.1, phát triển nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ thương mại kết nối từ thị trấn Bình Dương và thị trấn Phù Mỹ, phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên các hồ phía Tây huyện. - Tổ chức không gian tổng thể các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, kết nối đồng bộ với thị trấn Bình Dương; xác lập quỹ đất và đảm bảo hiệu quả sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường; rà soát, bổ sung các chỉ tiêu theo quy định của Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 16/7/2022, phù hợp với tiềm năng, động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Làm cơ sở để quản lý quy hoạch, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt. 4. Các động lực phát triển chính: - Phát huy các lợi thế về vị trí: Là xã nằm trong vùng phát triển đô thị, nông nghiệp và du lịch sinh thái, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua, tạo điều kiện phát triển không gian đô thị, thương mại - dịch vụ lan toả về phía Nam của thị trấn Bình Dương; phát triển nông - lâm nghiệp dựa trên lợi thế về đất đai. Định hướng cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn kết với phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch sinh thái, trải nghiệm. - Giai đoạn 2023-2030: Nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, từng bước dịch chuyển cơ cấu sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ. - Giai đoạn 2030-2035: Xác định công nghiệp là ngàng kinh tế chủ đạo của xã; ưu tiên phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, phát triển đô thị, thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái, trải nghiệm. 5. Quy hoạch phát triển không gian: 5.1. Quy hoạch khu dân cư: Khu trung tâm xã và các khu dân cư nông thôn bao gồm các khu dân cư hiện hữu cải tạo, chỉnh trang và quy hoạch mới tập trung ở các thôn Văn Trường Tây, Phước Chánh, Vĩnh Bình, Văn Trường Đông, Văn Trường, Phú Đức, Phú Quang và thôn Vĩnh An. Quy hoạch quỹ đất để phát triển nhà ở dân cư, phát triển thương mại - dịch vụ kết hợp cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân. Tổng diện tích khoảng 521 ha, bao gồm: - Khu dân cư trung tâm xã Mỹ Phong: Bao gồm khu vực trung tâm xã hiện hữu, quy hoạch mở rộng về hai bên tuyến đường QL.1 thuộc thôn Văn Trường Tây; là khu trung tâm hành chính công cộng, tập trung các công trình: Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã và các công trình dịch vụ xã hội, diện tích khoảng 97 ha. - Khu dân cư số 2: Khu dân cư hiện hữu, cải tạo, chỉnh trang và quy hoạch mở rộng kết nối với thị trấn Bình Dương, thuộc thôn Phước Chánh và thôn Vĩnh Bình; bao gồm các công trình văn hóa - thể dục, thể thao, vui chơi giải trí và thương mại dịch vụ, diện tích khoảng 197 ha. - Khu dân cư số 3: Khu dân cư hiện hữu, cải tạo, chỉnh trang và quy hoạch mở rộng về phía Đông dọc tuyến đường huyện 17B (Văn Trường - Mỹ Thắng) và phía Bắc dọc tuyến đường quy hoạch D3, thuộc thôn Văn Trường Đông và thôn Văn Trường, diện tích khoảng 107 ha. - Khu dân cư số 4: Khu dân cư hiện hữu, định hướng cải tạo, chỉnh trang và quy hoạch mở rộng về phía Đông dọc tuyến đường huyện 17B (Văn Trường - Mỹ Thắng) thuộc thôn Phú Đức, diện tích khoảng 38 ha. - Khu dân cư số 5: Khu dân cư hiện hữu, định hướng cải tạo, chỉnh trang dọc tuyến đường huyện 18B (Đèo Nhông - Tân Phụng) thuộc thôn Phú Quang và thôn Vĩnh An, diện tích khoảng 82 ha. Ngoài ra, các cụm dân cư hiện hữu nhỏ lẻ, phân bổ rải rác trong các khu đất nông nghiệp và đất khác. 5.2. Quy hoạch các khu vực phát triển: a. Khu vực phát triển thương mại - dịch vụ: Quy hoạch các khu ở kết hợp thương mại dịch vụ, với loại hình như trạm dừng chân, nhà hàng, khu vui chơi giải trí dọc 2 bên QL.1 thuộc thôn Vĩnh Bình và thôn Văn Trường Tây, diện tích khoảng 82 ha. b. Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn: Phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá ngắn ngày ở các khu vực quanh hồ suối Sổ, diện tích khoảng 97 ha và kết hợp phát triển du lịch di tích chiến thắng Đèo Nhông, diện tích khoảng 45 ha. c. Khu vực phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp: - Khu vực chuyên canh lúa: + Tập trung khu vực dọc theo suối Cống Dài về phía Đông, ở các thôn: Phước Chánh, Văn Trường Tây, Văn Trường Đông và Phước Thung, diện tích khoảng 200 ha. + Tập trung khu vực dọc theo các suối từ hồ suối Sổ, ở các thôn: Phú Nhiêu, Gia Hội, Phú Quang, Vĩnh An, Văn Trường và Phú Đức, diện tích khoảng 360 ha. - Khu vực trồng cây ăn quả, cây hàng năm khác là vùng đệm nằm giữa các đồi núi phía Tây, phía Tây Nam, phía Nam xã với các khu dân cư ở thôn Vạn Định, Cửu Thành và An Tường, diện tích khoảng 436 ha. - Khu vực chăn nuôi tập trung: Quy hoạch 01 khu vực phát triển chăn nuôi tập trung nằm phía Bắc xã thuộc thôn Phước Thung và Vĩnh Bình, diện tích khoảng 10 ha. - Khu vực phát triển lâm nghiệp: Tập trung phía Tây, phía Tây Nam, phía Đông Nam và phía Đông thuộc các thôn Phước Chánh, Văn Tường Tây, Phú Nhiêu, Gia Hội, Phú Quang, Vĩnh An, diện tích khoảng 416 ha. d. Khu vực khai thác vật liệu: Quy hoạch khu khai thác vật liệu cơ bản ở thôn Phú Nhiêu, Gia Hội và Phú Quang, diện tích khoảng 42 ha. 6. Quy hoạch sử dụng đất: Bảng cơ cấu sử dụng đất
TT
Loại đất
Hiện trạng
Quy hoạch
đến năm 2030
Quy hoạch
đến năm 2035
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
1
Đất nông nghiệp
3.113,24
87,50
3.071,03
86,31
3.043,53
85,54
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.785,57
50,18
1.343,48
1.315,98
- Đất trồng lúa
664,64
657,78
648,32
- Đất trồng trọt khác
1.120,93
685,70
667,66
1.2
Đất lâm nghiệp
1.327,67
37,31
1.021,09
1.021,09
- Đất rừng sản xuất
720,07
416,00
416,00
- Đất rừng phòng hộ
607,60
605,09
605,09
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
696,06
696,06
1.4
Đất nông nghiệp khác
0,00
10,40
10,40
2
Đất xây dựng
269,10
7,56
293,92
8,26
321,42
9,03
2.1
Đất dân dụng
240,50
6,76
272,57
7,66
300,07
8,43
- Đất ở nông thôn
55,00
71,49
82,35
- Đất công cộng
7,01
8,94
8,94
- Đất cây xanh, TDTT
1,35
1,68
4,23
- Đất hạ tầng kỹ thuật
177,14
190,46
204,55
+ Đất giao thông
128,06
138,52
152,61
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa
40,33
11,75
11,75
+ Đất hạ tầng kỹ thuật khác
8,75
40,19
40,19
2.2
Đất xây dựng khác
28,62
0,80
21,35
0,60
21,35
0,60
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
16,10
0,3
0,3
- Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền
10,98
12,52
12,52
- Đất hạ tầng phục vụ sản xuất
0,03
4,35
4,35
- Đất quốc phòng an ninh
2,67
2,67
- Đất xây dựng các chức năng khác
1,51
1,51
1,51
3
Đất khác
175,67
4,94
193,06
5,43
193,06
5,43
3.1
Đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
68,64
1,93
80,17
2,25
80,17
2,25
3.2
Đất công trình thủy lợi
38,32
1,08
39,32
1,11
39,32
1,105
3.3
Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu
45,00
1,26
45,00
1,265
3.4
Đất chưa sử dụng
68,71
1,93
28,58
0,80
28,58
0,803
TỔNG
3.558,01
100
3.558,01
100
3.558,01
100
6.1. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất: + Đất nhóm ở: 53,24 m2/người. + Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ: 10,77 m2/người. + Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 246,45 m2/người. + Đất cây xanh công cộng tại các điểm dân cư: 5,1 m2/người. 6.2. Các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc: Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN 01:2021/BXD) ban hành theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng; Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc và các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan về quy hoạch xây dựng. 7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 7.1. Quy hoạch san nền, thoát nước mặt: - Cao độ nền xây dựng bám sát địa hình tự nhiên, lựa chọn với tần suất lũ tối đa 10%; địa hình rõ rệt là đồi núi, đồng bằng và trũng, độ dốc không đồng đều, hướng dốc tập trung về phía Bắc; giải pháp cốt nền quy hoạch chi tiết phải đảm bảo thoát không gây xói lỡ, xói mòn và khối lượng thi công ít nhất. - Giải pháp thoát nước mặt chung phù hợp với địa hình tự nhiên, thoát ra các hệ thống suối Cống Đôi và suối Sổ thoát về phía Bắc của xã. 7.2. Giao thông: - Giao thông đối ngoại: Cập nhật các tuyến đường theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ: Quốc lộ 1 (QL.1); Tuyến đường: đường huyện 17B (Văn Trường - Mỹ Thắng), Tuyến đường huyện 18B (Đèo Nhông - Tân Phụng), Tuyến đường quy hoạch D3 (điểm đầu giao đường huyện 17B, điểm cuối đường huyện 18B), Tuyến đường chợ Cây Da (điểm đầu giao QL.1 tại khu phố Dương Liễu Nam, thị trấn Phù Mỹ, điểm cuối giao đường ĐT.639, xã Mỹ Lợi) theo tiêu chuấn cấp V đồng bằng, lộ giới 20; Đường sắt Bắc-Nam, Đường sắt tốc độ cao lộ giới theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Giao thông đối nội: Các tuyến giao thông trung tâm xã, liên, lộ giới từ 12m đến 32m; các tuyến đường liên thôn được quy hoạch mới và cải tạo nâng cấp, lộ giới 7,5 m; đường ngõ xóm, nội đồng tối thiểu đạt B. 7.3. Cấp nước: - Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2035 khoảng 1.250 m3/ngày.đêm. - Trạm cấp nước Mỹ Phong (Nhà máy nước sạch Phù Mỹ), với công suất hiện hữu 330 m3/ngày.đêm (công suất dự kiến: năm 2025 là 1.000 m3/ngày.đêm, năm 2035 là 1.400 m3/ngày.đêm) và tăng cường từ nhà máy nước Bình Dương, thông qua đường ống truyền tải D300 dọc QL1. - Hệ thống cấp nước chữa cháy được quy hoạch thiết kế đảm bảo các quy định về PCCC. 7.4. Cấp điện: - Tổng nhu cầu công suất điện toàn khu: Đến năm 2030 khoảng 1.550KW và đến năm 2035 khoảng 2.600KW. - Nguồn cấp điện: Từ trạm biến áp 110/22kV Phù Mỹ 25+40MVA. Giai đoạn 2026 - 2030 nâng công suất trạm biến áp Phù Mỹ 110/22KV lên 2x40MVA theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định. 7.5. Thông tin liên lạc: - Căn cứ vào Quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam. - Tổng nhu cầu thuê bao dự kiến đến năm 2035 là 4.600 thuê bao. 7.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: - Thoát nước thải: + Nguyên tắc chung: Nước thải từ các hộ gia đình trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung phải được xử lý qua bể tự hoại. Không được xả nước thải ra các ao hồ, kênh, rạch tự nhiên, trừ trường hợp áp dụng công nghệ làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên. + Tổng lượng nước thải đến năm 2035 khoảng 784 m³/ngày.đêm. - Chất thải rắn: + Tổng lượng rác thải đến năm 2035 khoảng 7,0 tấn/ngày. + Tiếp tục xây dựng hệ thống thu gom rác thải theo Chương trình “Phân loại rác tại nguồn”. Giai đoạn trước mắt, rác thải được thu gom và đưa về khu xử lý rác thải chung của huyện tại thôn Phú Nhiêu, về lâu dài ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý rác thải thân thiện với môi trường. - Nghĩa trang: + Giai đoạn ngắn hạn: Sử dụng nghĩa trang tập trung tại thôn Phước Chánh, Phước Thung và Phú Quang. Tuyên truyền, vận động người dân không chôn cất trong vườn, nhà hoặc theo hộ tộc. Dần đóng cửa các nghĩa trang nhỏ lẻ. + Giai đoạn dài hạn: Sử dụng nghĩa trang cấp huyện tại khu vực phía Bắc huyện Phù Mỹ, tại thôn Cửu Thành, quy mô khoảng 15 ha theo Quy hoạch vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch đóng cửa tất cả nghĩa trang trong khu vực và chuyển đổi thành đất cây xanh.