Về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Ban Mai

Thứ sáu - 24/02/2023 16:40
Ngày 30/12/2022, UBND huyện Phù Cát đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Ban Mai tại Quyết định số 6132/QĐ-UBND với các nội dung chính như sau:
du lịch ban mai
du lịch ban mai
1. Tên đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Ban Mai.
2. Phạm vi ranh giới và diện tích điều chỉnh quy hoạch:
2.1. Phạm vi ranh giới: Địa điểm khu vực quy hoạch thuộc thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, có giới cận như sau:
- Phía Bắc giáp: bãi cát;
- Phía Nam giáp: đất đồi núi;
- Phía Đông giáp: bãi biển;
- Phía Tây giáp: suối và đường kết nối ĐT.639.
2.2. Diện tích quy hoạch: Tổng diện tích điều chỉnh quy hoạch là: 25,389ha (253.891,1m2).
3. Mục tiêu quy hoạch:
- Xây dựng một Khu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp 5*, đồng bộ tiện ích, đáp
ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, mang đến cho du
khách những cảm nhận và những trải nghiệm đặc biệt về văn hóa vùng miền.
- Khai thác hiệu quả quỹ đất; tận dụng yếu tố địa hình, thủy văn tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho dự án.
- Góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho tỉnh Bình Định.
- Hình thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách, tiến tới việc tạo nên một
biểu tượng du lịch cho tỉnh, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, đồng thời tạo động lực cho ngành du lịch huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định phát triển mạnh mẽ, khai thác được tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm cơ sở để triển khai dự án đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
4. Quy hoạch sử dụng đất:
Tổng diện tích quy hoạch là 25,389ha (253.891,1m2), cơ cấu sử dụng đất như sau:
4.1. Bảng cơ cấu sử dụng đất tổng hợp:
STT Cơ cấu sử dụng đất đã được phê duyệt Cơ cấu sử dụng đất điều chỉnh
Chức năng sử dụng đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Chức năng sử dụng đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
1 Khu đón tiếp 6.681,0 2,6 Công cộng dịch vụ 5.862,7 2,3
        Nhà dịch vụ 1.161,7  
        Nhà câu lạc bộ 4.701,0  
2 Khu lưu trú 167.233,7 65,9 Đất xây dựng cơ sở lưu trú 146.244,5 57,6
2.1 Khu nghỉ dưỡng trên núi 90.307,0 35,6 Khách sạn và Căn hộ du lịch 31.383,5 12,4
2.2 Khu nghỉ dưỡng bãi biển 76.926,7 30,3 Biệt thự 114.860,9 45,2
2.2.1       Biệt thự ven biển 23.161,7 9,1
2.2.2       Biệt thự núi 53.474,5 21,1
2.2.3       Biệt thự ven hồ 14.818,4 5,8
2.2.4       Biệt thự bên vách núi 23.406,4 9,2
3 Suối cảnh quan và khu cây xanh 58.087,00 22,9 Đất cây xanh - mặt nước 56.028,5 22,1
3.1 Khu cây xanh 46.502,0   Đất cây xanh 37.732,9  
3.2 Suối cảnh quan 11.585,0   Mặt nước 18.295,6  
4 Khu HTKT 21.889,40 8,6 Đất HTKT 45.755,4 18,0
4.1       Đất trạm hạ tầng kỹ thuật 2.828,8  
4.2       Đất giao thông 42.926,6  
  TỔNG 253.891,1 100 TỔNG 253.891,1 100

5. Quy hoạch tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan:
 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của khu quy hoạch được tổ chức như sau:
- Khối khách sạn, căn hộ du lịch, trung tâm hội nghị, nhà hàng ven biển: Đây là khu vực trung tâm, được tổ chức theo hình thức tổ hợp quần thể công trình, khai thác khách du lịch lưu trú ngắn ngày. Các không gian cảnh quan ngoài công trình được bố trí nhiều mảng sân, mảng cỏ lớn để không cản tầm nhìn hướng biển.
- Khu biệt thự nghỉ dưỡng: Bố trí các công trình biệt thự tại các vị trí tiếp cận thuận lợi, vị trí có cảnh quan hấp dẫn; khai thác tầm nhìn hướng biển, núi, hồ, suối. Tận dụng cảnh quan sườn đồi, núi đá, ven suối tạo nên các giá trị cảnh quan đặc biệt, đa dạng và hấp dẫn.
- Hệ thống không gian mở, công viên cây xanh và các tiện ích công cộng: Phát huy các giá trị cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan mặt nước hiện hữu, tôn trọng địa hình và đặc điểm tự nhiên khu vực, hạn chế tác động tới không gian xung quanh; Bố trí các hành lang cây xanh có mối liên kết với nhau, hình thành các tuyến cảnh quan xuyên suốt, đảm bảo mảng xanh trong các khu chức năng; hình thành chuỗi tiện ích ven biển, đa dạng hóa các hoạt động nhằm tăng tính tương tác và thu hút du khách.
- Không gian công cộng (bãi tắm, khu cây xanh ven suối, không gian quảng trường, ...).
- Hệ thống giao thông được quy hoạch đảm bảo kết nối tốt trong nội khu và liên kết thuận tiện với các khu vực bên ngoài.
6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
6.1. San nền:
- Cao độ san nền đảm bảo đồng bộ với các quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với cao độ hiện trạng, đảm bảo yêu cầu thoát nước và phù hợp với cao độ khống chế chung của khu vực xung quanh.
- Cao độ san nền thấp nhất: +3,5m; cao nhất: +5,00m.
6.2. Giao thông:
- Giao thông đối ngoại: Là tuyến đường nối với đường ĐT 639 theo quy hoạch chung.
- Giao thông nội bộ:
+ Đường nội bộ chính: Là các tuyến đường phục vụ xe ô tô (chở rác, phòng cháy chữa cháy); xe chở khách loại lớn (xe bus nặng).
+ Đường xe điện: Là các tuyến đường nối giao thông nội bộ chính với các công trình, cho phép xe điện và người đi bộ tiếp cận.
+ Quy mô mặt cắt đường:
Mặt cắt 1 – 1, 2 – 2 quy mô: 3.5m mặt + 2x1.0m lề = 5.5m
Tuyến kết nối từ đường quy hoạch chung vào cổng dự án: Mặt cắt A – A quy mô: 6+7=13m mặt + 2.5x1.0m lề + 1.5m dải phân cách = 18.0m.
 - Kết cấu mặt đường:  bê tông xi măng kết hợp lát đá tự nhiên.
6.3. Thoát nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa được tổ chức riêng biệt với hệ thống thoát nước thải và theo nguyên tắc tự chảy.
- Hướng thoát nước tự nhiên từ Tây sang Đông, tập trung nước mưa thoát ra suối hiện trạng, sau đó dẫn thoát ra biển.
- Hệ thống rãnh thu nước kết hợp hố ga bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, sử dụng rãnh xây gạch, các vị trí qua đường sử dụng rãnh BTCT.
6.4. Quy hoạch cấp nước:
- Nguồn nước: Giai đoạn đầu sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ thi công. Về lâu dài đấu nối với hệ thống cấp nước sạch khi khu vực có hệ thống cấp nước chung theo quy định.
- Mạng lưới cấp nước nội bộ trong khu quy hoạch được thiết kế theo kiểu mạch hỗn hợp (mạch vòng và mạch cụt), với tổng công suất cấp nước khoảng 1.700m3/ngày.đêm.
- Bố trí các trụ cứu hỏa về phòng cháy chữa cháy đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
6.5. Quy hoạch cấp điện:
- Nguồn điện: sử dụng lưới điện 22 KV theo bản đồ quy hoạch cấp điện phân khu của địa phương.
- Tổng nhu cầu sử dụng điện của khu quy hoạch khoảng 8.740 kVA. Xây dựng các trạm biến áp có công suất dự kiến từ 560 KVA đến 5.000 KVA để cấp điện cho toàn khu quy hoạch. 
- Trong toàn khu vực quy hoạch, sử dụng cáp ngầm và cấp tới tủ phân phối điện tại các cụm công trình. Lưới điện phân phối (trung thế) sử dụng điện áp 22kV. Thiết kế mạng lưới cung cấp điện trung áp theo sơ đồ mạch nhánh. Mạng hạ thế sử dụng lưới 3 pha 0,4kV.
6.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
* Thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt tại các công trình được thu gom đưa về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý.
- Xây dựng 02 trạm xử lý nước thải tập trung, với tổng công suất 950m3/ngày đêm (trạm 1: 550m3/ngày đêm; trạm 2: 400m3/ngày đêm) để tiếp nhận nước thải của toàn khu quy hoạch, nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn  theo quy định trước khi xả ra môi trường.
* Vệ sinh môi trường:
Chất thải rắn được thu gom, phân loại  và vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn chung của địa phương để xử lý theo quy định.
7. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết: Kèm theo hồ sơ quy hoạch.
Tải hồ sơ đồ án quy hoạch the đường dẫn sau: https://1drv.ms/u/s!AvI_CZ0THLmqjaskpZLeLCQ91PcHhA?e=03mtfK

Tác giả bài viết: Dinhhoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay8,989
  • Tháng hiện tại797,277
  • Tổng lượt truy cập59,840,968
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây