Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 – 2025

Thứ ba - 04/02/2020 04:47
Ngày 10/12/2019, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 – 2025 số 95/KH-UBND ngày 10/12/2019 với các mục tiêu như:
Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 – 2025
- Phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, giữ gìn sinh thái môi trường và phù hợp với xu thế hội nhập, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Làm tiền đề cho việc huy động vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tạo môi trường thu hút các dự án đầu tư đô thị, nhà ở và các dự án phát triển dịch vụ khác nhằm từng bước xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch đã đề ra.
- Tạo liên kết thống nhất giữa các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với nhau trong phạm vi của một khu vực theo quy hoạch nhằm phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
Theo đó, trong giai đoạn 2019-2025 cần phải thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu như:
1. Đối với hệ thống cấp nước đô thị:
- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch  trung bình đạt 83%. Trong đó, đô thị loại I đạt 95% với tiêu chuẩn cấp nước đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại III và IV đạt 80% với tiêu chuẩn cấp nước đạt 100-120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 60% với tiêu chuẩn cấp nước đạt 80-90 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại I đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
- Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế đến hết ngày 30/6/2021; đảm bảo đạt QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế kể từ ngày 01/7/2021.
2. Đối với hệ thống cấp nước nông thôn:
- Tỷ lệ dân nông thôn đến năm 2020 sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%;
- Tỷ lệ dân nông thôn đến năm 2025 sử dụng nước sạch đạt 80 %.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.
Để đạt được các mục tiêu và chỉ têu nêu trên các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh cần nghiêm túc thực hiện các công tác sau:
    1. Chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn mình quản lý, vận hành, khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Bình Định và Công ty Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cung cấp điện ổn định, đảm bảo chất lượng, phục vụ sản xuất, cấp nước; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện ngay tổng kiểm tra, rà soát tình hình cung cấp nước, có giải pháp đảm bảo ổn định cấp nước về số lượng và chất lượng đối với các khách hàng dùng nước, đặc biệt là các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học mầm non, ký túc xá, khu nhà ở cao tầng ...
    2. Chủ động xây dựng phương án và thực hiện các biện pháp cấp nước an toàn trong trường hợp xảy ra hiện tượng suy giảm lưu lượng, chất lượng  nguồn nước, không đảm bảo cấp nước cho nhân dân.
    3. Khi xảy ra sự cố về mạng, nguồn cấp nước, sự cố về điện, thường gây ra mất nước cục bộ và thiếu nước tại các điểm có cốt địa hình cao, xa nguồn cấp nước... Các công ty cần kịp thời thông báo cho nhân dân, khách hàng và đồng thời phải có biện pháp, giải pháp để giải quyết ngay trong thời gian sớm nhất, đảm bảo ổn định tình hình cấp nước trong địa bàn;
    4. Tổ chức phân công trực điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới; Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch cấp nước luân phiên cũng như sự cố mất nước để người dân biết và có phương án tích trữ nước sinh hoạt;
    5. Tổ chức ứng trực tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin của khách hàng về tình hình cấp nước; Công bố công khai, rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của đơn vị, cá nhân trực cấp nước hè cho nhân dân và khách hàng trên địa bàn để tiện liên hệ, giải quyết; thực hiện báo cáo kịp thời UBND tỉnh, Sở Xây dựng tình hình sự cố gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước cho nhân dân trên địa bàn quản lý và cung cấp nước sạch của đơn vị, đề xuất phương án và tiến độ khắc phục;
    6. Phối hợp, hướng dẫn các Chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị các khu đô thị mới, khu chung cư, nhà ở trong công tác quản lý, vận hành vệ sinh bể chứa ngầm, bể chứa mái, xúc xả thối rửa hệ thống đường ống cấp nước, bảo dưỡng máy bơm nhằm kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước sạch sinh hoạt sau đồng hồ tổng, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quy định;
    7. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đặc biệt trong thời điểm thời tiết nắng nóng mùa hè;
    8. Chủ động nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước thuộc địa bàn được giao vận hành quản lý, phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước của tỉnh, các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình cấp nước;
    9. Chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai cấp nước an toàn hàng năm, trọng tâm gồm các nội dung như sau:
     - Nâng cao chất lượng  đội ngũ cán bộ: Hàng năm, các đơn vị cấp nước đã cử một số cán bộ đi học các khóa đạo tạo về cấp nước an toàn, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, an toàn lao động, các lớp bồi dưỡng và nâng tay nghề bậc cho các công nhân kỹ thuật, cung cấp máy tập gym đa năng, tập trung và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ghi thu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm phục vụ đối với khách hàng.
     - Định kỳ tiến hành bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trên mạng lưới cũng như trong các Nhà máy, trạm bơm nước tăng áp (đặc biệt các khu tập thể, các nhà cao tầng), các tổ quản lý mạng thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý, sửa chữa sự cố vỡ ống, mất nước cục bộ trên địa bàn kịp thời.
     - Cải tạo, bổ sung các tuyến ống thuộc mạng dịch vụ, phân phối, nâng cơi các đồng hồ sâu, thay thế các đồng hồ khách hàng trên mạng quản lý theo địa bàn, thực hiện các giải pháp kiểm soát, xử lý giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch.
     - Từng bước áp dụng công nghệ GIS để quản lý tải sản, cơ sở dữ liệu, phần mềm (SCADA) phục vụ công tác quản lý, theo dõi hoạt động của các đồng hồ.
     - Đầu tư phát triển hệ thống giám sát mạng lưới đường ống cấp nước từ xa thông qua các đồng hồ kiểm soát cấp nước vào các ô, khu vực đã được chia tách tại các điểm đầu và cuối mạng lưới đường ống và truyền dữ liệu về máy tính trung tâm đặt tại trụ sở các đơn vị để theo dõi, quản lý.
     - Các đơn vị cấp nước đã thực hiện cơ chế thủ tục hành chính 1 cửa hướng dẫn thủ tục, trình tự về đấu nước vào nhà, đấu nối cấp nguồn cho các tổ chức và cá nhân có cầu sử dụng nước, đồng thời tiếp nhận và xử lý những thông tin về mất nước, đấu trộm, xâm hại đến hệ thống cấp nước, khiếu nại của khách hàng trong quá trình sử dụng nước theo phương châm niềm nở, tận tình, chu đáo, công khai minh bạch và đúng quy định của Nhà nước.
    10. Báo cáo tình hình triển khai cấp nước an toàn (đô thị và nông thôn) hàng quý và trước ngày 15/12 hàng năm đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh .
    11. Triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp tại Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Bình Định .
 

Tác giả bài viết: Dinhhoa-HTKT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay3,019
  • Tháng hiện tại966,187
  • Tổng lượt truy cập39,905,433
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây